Ở bài viết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một trong những loại vạch kẻ tim đường đó là vạch 1.1 là loại vạch đơn nét đứt sơn màu vàng. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về vạch 1.1 có thể đọc thêm về nội dung vạch sơn này tại đây. Ngày hôm nay chúng ta tiếp tục cùng nhau tìm hiểu về 1 loại vạch kẻ tim đường khác đó là vạch 1.2 cũng là loại vạch đơn nhưng nó là nét liền và cũng được sơn màu vàng.
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngựợc chiều; xe không đựợc lấn làn, không được đè lên vạch.
Đọc qua phần ý nghĩa sử dụng thì chúng ta có thể nhận diện được sự giống và khác nhau giữa 2 loại vạch sơn kẻ tim đường là vạch 1.1 và 1.2 khá rõ ràng. Về sự giống nhau đều được sử dụng để phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều, là dạng vạch đơn và sơn màu vàng. Về sự khác nhau rõ ràng nhất đó là vạch 1.1 là dạng vạch đứt, những dạng vạch sơn có nét đứt thì cho phép các phương tiện xe cơ giới lấn làn và có thể đè qua vạch để chuyển làn hoặc quay đầu xe nếu như quan sát thấy thực hiện hành động này đảm bảo an toàn giao thông, còn vạch 1.2 là dạng vạch liền, với những dạng vạch sơn này thì xe không được phép lấn làn cũng như không được đè lên vạch sơn, nếu các phương tiện muốn chuyển làn hoặc quay đầu xe thì có thể di chuyển thêm đến khi thấy vạch 1.2 chuyển thành vạch 1.1. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những đoạn đường sơn vạch 1.2 là những đoạn đường khá nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn giao thông như những đoạn đường cong có khúc cua, những đoạn đường dốc 2 đầu cầu…thế nên để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông đơn vị thiết kế đã cho thiết kế bố trí vạch kẻ tim đường 1.2 ở những vị trí đó.
Quy cách vạch kẻ tim đường 1.2:
+ Vạch 1.2 là vạch đơn, liền nét, màu vàng
+ Bề rộng vạch b = 15 cm
+ Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới và không có dải phân cách giữa.
+ Chỉ được sử dụng vạch 1.2 để phân chia hai chiều xe chạy khi bề rộng làn đường đáp ứng được điều kiện chuyển động của các loại xe có kích thước lớn được phép tham gia giao thông trên tuyến đường đang xét
Giả sử đoạn đường 100md cho xe chạy 2 chiều mỗi chiều 1 làn xe chạy, vạch sơn 1.2 có chiều rộng vạch là 0,15m, (trường hợp không có đoạn sơn tim đường nét đứt vạch 1.1) thì khối lượng vạch sơn sẽ là:
Vạch 1.2=(100*0,15)=15m2
Giá thi công vạch sơn kẻ đường thường được các đơn vị tính theo m2, đơn giá cho 1m2 sơn đường dày 2mm dao động từ 180.000-250.000 đồng, tuỳ thuộc vào khối lượng và địa điểm thi công cụ thể.
Đơn vị thi công cần đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến an toàn lao động như có hệ thống biển báo hiệu, có người đảm bảo phân luồng và điều tiết giao thông khi thi công. Sử dụng loại sơn phù hợp tiêu chuẩn, sơn đúng theo bản vẽ thiết kế yêu cầu nếu có sai khác thì phải báo cho đơn vị TVGS được biết để phối hợp xử lý.
XEM THÊM VỀ BÁO GIÁ SẢN PHẨM:
1. Chuẩn bị trước khi thi công
Bộ máy sơn đường bao gồm: máy thi công sơn, nồi nấu sơn, máy vệ sinh đường…
2. Nhân sự thi công sơn đường: gồm tổ đội từ 6-10 người
3. Chuẩn bị bề mặt thi công sơn
- Bố trí hệ thống biển báo hiệu và người điều tiết giao thông đầy đủ ở 2 đầu đoạn đường thi công
- Định vị vạch kẻ đường 3.1 và căng dây làm cự ly cho xe sơn
- Đảm bảo bề mặt đường đã được vệ sinh sạch sẽ bằng máy đánh đường, chổi quét hoặc bàn chải sắt. Không thi công trên bề mặt có cát, bùn hoặc vật thể lạ bề mặt bị suy giảm về độ kết dính, hoặc trên lớp sơn cũ bị nứt, bong tróc
- Nếu nhiệt độ bề mặt đường nhỏ hơn 10 độ C hoặc ẩm ướt thì cần phải sấy khô, nhiệt độ bề mặt trên 10 độ C mới thi công
- Đối với bề mặt đường là bêtông, asphalt cũ hoặc đã bị mài bóng cần sử dụng thêm một lớp sơn lót
4. Quy trình thi công sơn vạch kẻ đường
4.1. Thi công sơn lót:
Dùng con lăn nhúng vào thùng sơn lót, lăn thật đều xuống mặt đường theo độ rộng của vạch kẻ hoặc có thể lăn rộng hơn độ rộng của vạch kẻ sơn. Sau đó đợi cho sơn khô mới bắt đầu thi công sơn dẻo nhiệt (có thể chờ 10 - 15 phút cho lớp sơn lót khô). Thông thường khâu lăn sơn lót này sẽ triển khai trước khi thi công sơn kẻ màu nên rất ít khi phải đợi sơn khô.
4.2. Thi công sơn dẻo nhiệt:
a. Nấu sơn
- Để tránh biến màu sơn và xuất hiện hiện tượng phồng rộp do nhiệt độ thi công vượt quá quy định, nên từ từ cho một bao sơn vào nồi nấu, cho máy khuấy hoạt động (vừa khuấy vừa nấu, để tránh quá nhiệt cục bộ) cho đến khi nhiệt độ trong nồi khoảng 1000°C thì cho dần các bao sơn khác vào đến đầy nồi thì dừng lại chờ cho sơn đạt nhiệt độ thi công (1700°C - 2100°C ) tùy theo nhiệt độ môi trường khi thi công.
- Trong khi làm sơn nóng chảy cần kiểm soát nhiệt độ bằng một nhiệt kế với độ chính xác + 50C, để tránh cho sơn bị quá nhiệt độ cho phép.
- Khi đã nóng chảy cần chú ý:
+ Với sơn gốc hydrocacbon chỉ sử dụng được trong vòng 6 giờ
+ Với sơn gốc alkyd sẽ chỉ sử dụng được trong vòng 4 giờ.
- Vì vậy trong khoảng thời gian đó không được đốt nóng vượt quá nhiệt độ quy định của nhà sản xuất. Sau thời gian đó sơn đã đun nóng phải được loại bỏ.
- Tuỳ theo mặt đường, nếu buổi sáng nhiệt độ mặt đường từ 30°C - 40°C thì nấu sơn từ 1800°C - 2100°C, buổi trưa nhiệt độ mặt đường vào mùa hè từ 60°C - 70°C thì nấu sơn từ 1700°C -1900°C.
Giảm lửa chuẩn bị rót sang xe thi công.
b. Bắt đầu trải sơn nhiệt dẻo kẻ vạch
- Yêu cầu: Nhiệt độ trong nồi nấu phải là từ 1800°C - 2100°C thì rót sơn vào xe thi công. Sơn rót xuống xe nhiệt độ còn lại 1700°C - 1900°C. Xe sơn vẫn phải đốt nóng để duy trì nhiệt độ ổn định. Sau đó, cho sơn chảy xuống đế sơn và rải xuống đường ở nhiệt độ 1700°C - 1800°C đảm bảo cho sơn bám chặt trên bề mặt Asphalt.
- Yêu cầu: Bề mặt vạch sơn trên mặt đường không được phồng rộp, bong tróc, vón cục hay bị các khuyết tật khác.
c. Tạo độ phản quang bề mặt sơn kẻ vạch
- Khi có yêu cầu thi công một lớp bi phản quang trên bề mặt vạch sơn kẻ đường, loại bi thủy tinh sử dụng phải đạt yêu cầu của thiết kế từng công trình.
- Với công trình có thiết kế sử dụng tiêu chuẩn của Anh Quốc thì bi thủy tinh phản quang bề mặt phải đáp ứng yêu cầu B của tiêu chuẩn BS 6088.
- Để nâng cao tầm nhìn của vạch sơn kẻ đường trong đêm, cỡ hạt của bi thủy tinh phản quang phải từ 180 - 850 mm, mặt khác nó phải đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn BS 6088, có thể rắc bi thủy tinh phản quang trên toàn bộ hoặc một phần bề mặt vạch sơn kẻ đường.
- Với công trình có thiết kế sử dụng tiêu chuẩn của Mỹ thì bi thủy tinh phản quang bề mặt phải đáp ứng loại II của tiêu chuẩn AASHTO M247-81.
- Để nâng cao tầm nhìn của sơn kẻ vạch đường trong đêm, cỡ hạt của bi thủy tinh phản quang phải từ 180 - 600mm, mặt khác nó phải đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn AASHTO M247-81, có thể rắc bi phản quang trên toàn bộ hoặc một phần bề mặt vạch sơn kẻ đường.
- Bi thủy tinh phản quang sẽ được rắc bằng máy với tốc độ thích hợp hoặc rơi tự do tuỳ theo thiết kế của từng loại xe thi công với lượng 350 + 50g/m2 ngay sau khi sơn được trải trên bề mặt đường và bám chặt trên bề mặt của sơn kẻ vạch đường.
5. Biện pháp kiểm tra thủ công sau thi công
- Sử dụng thước cặp để kiểm tra độ dày của sơn bằng cách bóc một miếng sơn đã thi công trên mặt đường và dùng thước cặp đo.
- Độ bám dính của sơn kẻ vạch được kiểm tra bằng cách lấy búa đập mạnh trên bề mặt sơn
+ Nếu bong nhiều miếng to từ 2-3cm chứng tỏ độ kết dính của sơn và Asphalt không đạt
+ Nếu bong ít từng miếng nhỏ không đáng kể chứng tỏ độ kết dính của sơn và Asphalt rất tốt
Thành Tri Cung Cấp Biển Báo Giao Thông Phản Quang Trên Toàn Quốc
Công ty Thành Tri là đơn vị cung cấp, sản xuất, thi công, lắp đặt thiết bị an toàn giao thông như: biển báo giao thông, hộ lan tôn sóng (hộ lan mềm), lan can cầu, dải phân cách đường, khe co giãn, gương cầu lồi, đinh phản quang, cọc tiêu chóp nón…và hỗ trợ vận chuyển trên toàn quốc bao gồm:
Tây Nam Bộ có 12 tỉnh và 1 thành phố: Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An.
Đông Nam Bộ có 5 tỉnh và 1 thành phố: TP HCM, BRVT, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.
Tây Nguyên có 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.
Nam Trung Bộ có 8 tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng.
Bắc Trung Bộ có 6 tỉnh: Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.
Đồng bằng sông Hồng có 10 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh.
Đông Bắc Bộ có 9 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang.
Tây Bắc Bộ có 6 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai.
Thành Tri với mạng lưới vận tải rộng khắp sẽ đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển của quý khách hàng.
Video Thi Công Sơn Vạch Kẻ Đường Giao Thông
Toàn Cảnh Chạy Sóng Hộ Lan Mềm Tại Xưởng
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THÀNH TRI
Trụ sở chính: 69/1A đường 494 - Tăng Nhơn Phú A - TP. Thủ Đức - TP. HCM
Văn phòng HN: Số nhà 17 - Tập thể 97 - Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội
VP Tây Nguyên: 53 TL - Ea Tu - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
Xưởng SX HCM: 50 Thới Tam Thôn 17 - Tân Chánh Hiệp - Hóc Môn - TP. HCM
Xưởng SX HN: Km1 Phan Trọng Tuệ - Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội
Hotline: 0977.348.266 (Mr Anh); 0868.613.913 (Mr Việt)
Gmail: congtythanhtri2024@gmail.com/congtyquynhnga2018@gmail.com
Website: congtythanhtri.com.vn /thietbigiaothongthanhtri.com
Nguồn bài viết: https://thietbigiaothongthanhtri.com/tim-hieu-vach-ke-tim-duong-vach-1.2-mau-vang-vach-don-net-lien.html
Chia sẻ bài viết:
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thành Tri
Mã Số Thuế: 0318371486
Trụ Sở: 69/1A đường 494, Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, HCM
Hotline 1: 0977 348 266 (Mr Thế Anh)
Hotline 2: 0941 353 268 (Ms Tường Vy)
Hotline 3: 0868 613 931 (Mr Đình Việt)
Gmail: congtythanhtri2024@gmail.com
Website: congtythanhtri.com.vn